Từ xa xưa, con người chúng ta đã sống gần gũi, chan hòa với thiên nhiên, yêu mến cỏ cây, hoa lá; và chủ đề thiên nhiên vốn luôn xuất hiện trong các bức tranh, các câu hát đồng dao, những vần thơ gần gũi, quen thuộc. Hay những lúc vui buồn, hoa cỏ luôn đồng hành cùng chúng ta, chia sẻ mọi nỗi niềm tâm sự. Vậy nên tìm hiểu cách sinh tồn của các loại thực vật chính là để làm phong phú thêm cuộc sống tinh thần của con người.
Cây cối đã chứng minh cho chúng ta thấy rằng mình có thể tồn tại ở bất kỳ đâu nếu bộ rễ của bản thân bám chắc và mạnh mẽ. Cây bách xù sinh trưởng ở những vùng đất khô cằn như thể mọc lên từ đá với bộ rễ chính đâm sâu xuống dưới mặt đất 12m để tìm nước.
Những loài cây khác nhau có những đặc tính khác nhau khiến chúng trở nên độc đáo và khác biệt. Nếu một cái cây còn có thể chống đỡ được nhiều khó khăn như vậy thì không lý gì một con người, với những điều kiện lý tưởng hơn lại không vượt qua được.
Các loài thực vật có thể sinh sống ở khắp mọi nơi, bất kể thời tiết và địa hình như thế nào. Để tồn tại được như vậy, mỗi loài đều phải tìm kiếm cách thức sinh tồn và vận dụng trí thông minh của mình. Trong cuốn sách này, tác giả sẽ giới thiệu năm kỹ năng sinh tồn được coi là “thông minh” và “xuất sắc” của các loài thực vật như vậy.
Giống như những cái cây, ta học được cách khởi đầu thật khiêm tốn, kiên nhẫn chờ đợi, lên kế hoạch và chiêm nghiệm để tìm ra hướng đi cho chính mình.
Những cái cây cũng dạy ta cách yêu nơi mình sống, dẫu cho đó là đầm lầy ẩm ướt ngập mặn hay là vùng hoang mạc khô cằn trơ sỏi đá, là nơi nắng nóng chiếu rọi trên đầu hay vùng băng tuyết giá lạnh, thì cũng mạnh mẽ thích nghi để sống và tồn tại.
Chúng dạy ta cả cách sống chan hòa, lạc quan, sáng tạo, chủ động hoặc thậm chí cũng có thể nghỉ ngơi một chút khi thấy gặp khó khăn. Hãy tận hưởng mọi khoảnh khắc quý giá trong hiện tại, thay vì lo lắng cho quá khứ và tương lai.
Trích đoạn:
1. Tạo nên “sức mạnh” mà người khác không có
Xung quanh chúng ta tồn tại những loài thực vật với cách sinh tồn thật đáng kinh ngạc. Đại diện trong số đó là thực vật ăn côn trùng. Đó là những thực vật bắt những côn trùng nhỏ như ruồi, bọ và hấp thụ chất dinh dưỡng từ chính những côn trùng ấy. Những loài đó mặc dù là thực vật nhưng lại sinh tồn bằng cách cách ăn động vật, và chúng cho thấy rằng thực vật cũng đang tiến hóa.
Loại thực vật ăn côn trùng nổi tiếng mà chúng ta thường biết đến là “Cây bắt ruồi”. Đặc điểm của loài thực vật này là hễ côn trùng chỉ cần đậu trên lá, cây sẽ ngay lập tức đóng lá lại, nhốt con vật bên trong và bắt đầu tiêu hóa chúng. Chính vì vậy mà nó được gọi bằng tên “Cây bẫy ruồi” hay “Địa ngục của ruồi”.
2. Không được coi là đương nhiên
Thực vật ngoài những tên gọi thông thường và quen thuộc mà chúng ta vẫn biết thì chúng còn có tên quốc tế, thường gọi là “tên khoa học”. Tên khoa học gồm hai phần là “tên chi” và “tên mô tả đặc tính của thực vật đó”. Loài thực vật tiếp theo mà tôi xin giới thiệu ở đây chính là “Hoa bỉ ngạn”, với tên khoa học là “Lycoris Radiata”.
Tên tiếng Anh của loại hoa này là “Red Spider Lily”. Tên này cũng được đặt theo dáng vẻ của hoa. “Red Spider” là “nhện đỏ”, “Lily” là thuộc họ hoa loa kèn. Do đó, ấn tượng về loài hoa này là “hoa loa kèn với hình dáng như con nhện đỏ xòe rộng những cái chân”. Vậy, loài thực vật này thực chất là gì?
3. Trái tim mong ước sự hoàn hảo là gì?
Phần lớn các loài hoa sẽ có đầy đủ cấu tạo gồm nhị và nhụy hoa, cũng là những bộ phận quan trọng của quá trình thụ phấn.
Tuy nhiên, có rất nhiều loài không mong muốn tự thụ phấn để tạo ra hạt giống thế hệ sau. Lý do là khi tự thụ phấn và tạo ra hạt giống thì sẽ chỉ sinh ra thế hệ sau có đặc tính giống hệt mình. Như vậy, nếu cây vốn có đặc tính thích ứng kém với sâu bệnh thì những thế hệ “họ hàng thân thích” đời sau cũng sẽ có đặc tính đó, và nếu để sâu bệnh lan rộng thì khả năng bị tiêu diệt hoàn toàn là rất cao. Vì vậy, nhiều loài thực vật không lựa chọn việc tự thụ phấn để tạo ra hạt giống.
Ngay cả động vật cũng có sự lựa chọn giống như vậy, nhưng với việc phân chia giới tính thành con đực và con cái, sự kết hợp đặc tính của con đực và con cái tạo ra thế hệ sau với nhiều đặc tính khác nhau sẽ có thể giúp loài vật đó sinh tồn được trong nhiều kiểu môi trường hơn.
Thông tin tác giả:
Osamu Tanaka: tốt nghiệp khoa nông nghiệp, đồng thời hoàn thành luận án Tiến sĩ tại Đại học Kyoto, Nhật Bản.
Ông làm nghiên cứu sinh sau tiến sĩ tại Viện nghiên cứu Smithsonian và là Giáo sư tại khoa Khoa học và Công nghệ, Đại học Konan cho đến nay.
Mục lục:
Lời nói đầu
Chương 1: Chiến lược sinh tồn không cạnh tranh
Chương 2: Sự khéo léo và trí thông minh không kháng cự với môi trường
Chương 3: Không yêu cầu sự hoàn hảo
Chương 4: Kỹ năng sống một cách thầm lặng trong nghịch cảnh
Chương 5: Chuẩn bị cơ chế để đối mặt với khó khăn